NASA cho rằng việc thử nghiệm thành công lá chắn nhiệt dùng cho các chuyến du hành đến sao Hỏa là một bước tiến lớn, đưa giấc mơ du hành vũ trụ của con người thành sự thật.
Mới đây, NASA công bố đã thử nghiệm thành công lá chắn nhiệt được thiết kế cho các chuyến du hành đến sao Hỏa. Đây là thành quả từ dự án ADEPT do chính NASA khởi xướng.
Nhưng tại sao phải có lá chắn nhiệt? Các nhà khoa học tại NASA cho biết, dù là vật thể nào khi tiếp cận bầu khí quyển của một hành tinh đều sẽ nóng lên, dù là tàu vũ trụ hay thiên thạch.
Nhưng tại sao phải có lá chắn nhiệt? Các nhà khoa học tại NASA cho biết, dù là vật thể nào khi tiếp cận bầu khí quyển của một hành tinh đều sẽ nóng lên, dù là tàu vũ trụ hay thiên thạch.
Trong khi những vật thể nhỏ sẽ bị lực ma sát với không khí bào mòn và biến mất thì những vật thể lớn hơn như tàu vũ trụ sẽ phải chịu một sức nóng khủng khiếp.
Tốc độ di chuyển qua bầu khí quyển càng nhanh, độ nén của khí quyển xung quanh càng lớn. Kết hợp cùng với độ dày của khí quyển, cả hai sẽ tạo nên nhiệt độ rất cao trên bề mặt vật thể. Chắc hẳn các bạn đã quen thuộc với hình ảnh thiên thạch bốc cháy khi rơi trên phim đúng không?
Theo các báo cáo trước đây, sao Hỏa có bầu khí quyển mỏng hơn Trái đất nhưng vẫn đủ độ dày để tạo nên hiệu ứng nhiệt. Các tàu hạ cánh trên sao Hỏa trước kia có thể chịu được nhiệt độ đó nhưng nếu du hành có con người bên trong thì câu chuyện sẽ trở nên khác hẳn - và ta cần một màng chắn nhiệt hiệu quả hơn.
Ngoài ra, tàu vũ trụ là một cỗ máy rất phức tạp: nó cần tên lửa làm bệ phóng, hệ thống tạo lực đẩy nhỏ hơn để định hướng, hệ thống hạ cánh.
Hình ảnh lá chắn nhiệt sẽ được áp dụng vào các chuyến tàu du hành đến sao Hỏa trong tương lai
Tốc độ di chuyển qua bầu khí quyển càng nhanh, độ nén của khí quyển xung quanh càng lớn. Kết hợp cùng với độ dày của khí quyển, cả hai sẽ tạo nên nhiệt độ rất cao trên bề mặt vật thể. Chắc hẳn các bạn đã quen thuộc với hình ảnh thiên thạch bốc cháy khi rơi trên phim đúng không?
Theo các báo cáo trước đây, sao Hỏa có bầu khí quyển mỏng hơn Trái đất nhưng vẫn đủ độ dày để tạo nên hiệu ứng nhiệt. Các tàu hạ cánh trên sao Hỏa trước kia có thể chịu được nhiệt độ đó nhưng nếu du hành có con người bên trong thì câu chuyện sẽ trở nên khác hẳn - và ta cần một màng chắn nhiệt hiệu quả hơn.
Tàu vũ trụ là sự kết hợp của rất nhiều hệ thống phức tạp
Ngoài ra, tàu vũ trụ là một cỗ máy rất phức tạp: nó cần tên lửa làm bệ phóng, hệ thống tạo lực đẩy nhỏ hơn để định hướng, hệ thống hạ cánh.
Không chỉ vậy, đối với các chuyến thám hiểm sao Hỏa của con người trong tương lai, NASA sẽ phải phát triển thêm hệ thống giúp tàu cất cánh, đưa các khoa học gia trở về Trái đất. Chính vì thế, màng chắn nhiệt này cần phải thật nhỏ gọn và hiệu quả.
Và để giải quyết trọn vẹn hai vấn đề này, các nhà khoa học tại NASA đã tạo ra một lá chắn nhiệt nhỏ, gọn và hiệu quả từ sợi carbon. Loại lá chắn này giãn nở nhanh và rất linh hoạt, cho phép chịu được nhiệt độ lên tới 1.700 độ C.
NASA cho biết, với việc thử nghiệm thành công lá chắn nhiệt mới, chúng ta đang từng bước biến giấc mơ đưa con người lên thám hiểm sao Hỏa trở thành sự thật.
Và để giải quyết trọn vẹn hai vấn đề này, các nhà khoa học tại NASA đã tạo ra một lá chắn nhiệt nhỏ, gọn và hiệu quả từ sợi carbon. Loại lá chắn này giãn nở nhanh và rất linh hoạt, cho phép chịu được nhiệt độ lên tới 1.700 độ C.
Việc thám hiểm sao Hỏa đang dần trở thành hiện thực
NASA cho biết, với việc thử nghiệm thành công lá chắn nhiệt mới, chúng ta đang từng bước biến giấc mơ đưa con người lên thám hiểm sao Hỏa trở thành sự thật.
Nguồn: IFL Science