Hôm nay:

Nước trên sao Hỏa có uống được không?

"Nước trên sao Hỏa có uống được không" là một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất thời gian gần đây.


Trong nhiều năm, các khoa học gia tin rằng Trái đất của chúng ta là “độc nhất vô nhị” trong hệ Mặt trời do có thể duy trì nước ở trạng thái lỏng.
Chính vì thế, sự kiện NASA công bố tồn tại nước dạng lỏng trên sao Hỏa vừa qua đã gây chấn động không chỉ cho giới khoa học, mà cho người dân trên toàn thế giới.
Việc phát hiện dấu vết của nước lỏng trên sao Hỏa đã gây chấn động cho toàn thế giới
Việc phát hiện dấu vết của nước lỏng trên sao Hỏa đã gây chấn động cho toàn thế giới
Một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất đó là: “Nước này có thể uống được không?”. Câu trả lời là CÓ, nhưng mọi chuyện phức tạp hơn câu trả lời này rất nhiều.
Theo những gì đã công bố, nước thực sự không “chảy” trên bề mặt sao Hỏa, mà chỉ rỉ qua lớp đất. Các khoa học gia cho biết, kết quả từ những cuộc thám hiểm bằng robot tự hành Curiosity trước đó đã cho thấy đất trên sao Hỏa có chứa rất nhiều muối perchlorate.
Chính lớp muối này đã giúp cho nước trên sao Hỏa tồn tại ở dạng lỏng.
Robot tự hành tối tân nhất hiện nay của Trái đất - Curiosity
Robot tự hành tối tân nhất hiện nay của Trái đất - Curiosity
Môi trường trên sao Hỏa rất khắc nghiệt, với nhiệt độ thường xuyên ở mức âm. Do đó, nước tinh khiết sẽ không thể tồn tại ở đây.
Tuy nhiên, muối đã thay đổi nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ bay hơi của nước, do đó hỗn hợp nước muối có thể tồn tại ở dạng lỏng.
Vì thế nếu các phi hành gia tiếp cận được sao Hỏa, họ sẽ KHÔNG THỂ uống trực tiếp được lượng nước này. Thay vào đó, chúng ta cần tìm một nguồn nước có thể uống được khác trên sao Hỏa – thứ đã được chứng minh là có thực.
Chúng ta cần tìm một nguồn nước khác trên sao Hỏa
Chúng ta cần tìm một nguồn nước khác trên sao Hỏa
Theo Jim Green - Giám đốc bộ phận khoa học hành tinh tại NASA, vấn đề ở đây sẽ là tìm ra nguồn nước uống được nằm dưới bề mặt sao Hỏa.
Dựa trên những dữ liệu thu thập được, các khoa học gia tin rằng đâu đó dưới bề mặt sao Hỏa có nước. Chúng ta chỉ chưa xác định được chúng ở đâu và có trữ lượng là bao nhiêu thôi.
Green cho rằng, cơ hội khám phá ra điều này sẽ đến vào năm 2020, khi robot tự hành thế hệ mới nhất hạ cánh trên sao Hỏa.
Robot này sẽ được trang bị radar quét lòng đất, cho phép phân tích kỹ đến từng centimet cấu trúc địa chất của sao Hỏa. Radar này sẽ giúp chúng ta tìm kiếm nguồn nước uống được trên hành tinh Đỏ.
Thiết kế robot tự hành Mars Rover 2020
Thiết kế robot tự hành Mars Rover 2020
Tuy nhiên, robot tự hành lần này sẽ được trang bị hệ thống năng lượng hạt nhân, do đó các khoa học gia phải rất cẩn thận khi lựa chọn địa điểm hạ cánh.
Họ sẽ phải chọn những khu vực tránh xa nước lỏng, hoặc những nơi có tiềm năng duy trì sự sống. Đây là quy trình an toàn bắt buộc, đề phòng rủi ro cháy nổ khi hạ cánh.
Các khoa học gia hi vọng rằng sẽ sớm tìm thấy nguồn nước uống được, mở ra hi vọng cho dự án đưa con người lên sao Hỏa trong tương lai
Các khoa học gia hi vọng rằng sẽ sớm tìm thấy nguồn nước uống được, mở ra hi vọng cho dự án đưa con người lên sao Hỏa trong tương lai
Các nhà khoa học tại NASA rất kỳ vọng vào chuyến thám hiểm năm 2020 tới đây. Họ hy vọng lần này sẽ xác định được nguồn nước trên sao Hỏa, đồng thời có thể thử nghiệm công nghệ phục vụ cho dự án đưa con người lên sao Hỏa trong tương lai.
Nguồn: IFL Science

NASA từng bước biến việc du hành đến sao Hỏa thành sự thật

NASA cho rằng việc thử nghiệm thành công lá chắn nhiệt dùng cho các chuyến du hành đến sao Hỏa là một bước tiến lớn, đưa giấc mơ du hành vũ trụ của con người thành sự thật.

Mới đây, NASA công bố đã thử nghiệm thành công lá chắn nhiệt được thiết kế cho các chuyến du hành đến sao Hỏa. Đây là thành quả từ dự án ADEPT do chính NASA khởi xướng.

Nhưng tại sao phải có lá chắn nhiệt? Các nhà khoa học tại NASA cho biết, dù là vật thể nào khi tiếp cận bầu khí quyển của một hành tinh đều sẽ nóng lên, dù là tàu vũ trụ hay thiên thạch. 

Trong khi những vật thể nhỏ sẽ bị lực ma sát với không khí bào mòn và biến mất thì những vật thể lớn hơn như tàu vũ trụ sẽ phải chịu một sức nóng khủng khiếp.

151008mars01-005f9
Hình ảnh lá chắn nhiệt sẽ được áp dụng vào các chuyến tàu du hành đến sao Hỏa trong tương lai

Tốc độ di chuyển qua bầu khí quyển càng nhanh, độ nén của khí quyển xung quanh càng lớn. Kết hợp cùng với độ dày của khí quyển, cả hai sẽ tạo nên nhiệt độ rất cao trên bề mặt vật thể. Chắc hẳn các bạn đã quen thuộc với hình ảnh thiên thạch bốc cháy khi rơi trên phim đúng không?

151008mars03-dbe80

Theo các báo cáo trước đây, sao Hỏa có bầu khí quyển mỏng hơn Trái đất nhưng vẫn đủ độ dày để tạo nên hiệu ứng nhiệt. Các tàu hạ cánh trên sao Hỏa trước kia có thể chịu được nhiệt độ đó nhưng nếu du hành có con người bên trong thì câu chuyện sẽ trở nên khác hẳn - và ta cần một màng chắn nhiệt hiệu quả hơn.

151008mars02-005f9
Tàu vũ trụ là sự kết hợp của rất nhiều hệ thống phức tạp

Ngoài ra, tàu vũ trụ là một cỗ máy rất phức tạp: nó cần tên lửa làm bệ phóng, hệ thống tạo lực đẩy nhỏ hơn để định hướng, hệ thống hạ cánh. 

Không chỉ vậy, đối với các chuyến thám hiểm sao Hỏa của con người trong tương lai, NASA sẽ phải phát triển thêm hệ thống giúp tàu cất cánh, đưa các khoa học gia trở về Trái đất. Chính vì thế, màng chắn nhiệt này cần phải thật nhỏ gọn và hiệu quả.

151008mars04-4f1b1

Và để giải quyết trọn vẹn hai vấn đề này, các nhà khoa học tại NASA đã tạo ra một lá chắn nhiệt nhỏ, gọn và hiệu quả từ sợi carbon. Loại lá chắn này giãn nở nhanh và rất linh hoạt, cho phép chịu được nhiệt độ lên tới 1.700 độ C.

150928Marsava-4c58c
Việc thám hiểm sao Hỏa đang dần trở thành hiện thực

NASA cho biết, với việc thử nghiệm thành công lá chắn nhiệt mới, chúng ta đang từng bước biến giấc mơ đưa con người lên thám hiểm sao Hỏa trở thành sự thật.

Nguồn: IFL Science
 
Theo
 May / Trí Thức Trẻ
Auto Scroll Stop Scroll